Y học

13.09.2023 15:57

BỆNH BẠCH HẦU VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

Y học

Hình ảnh lâm sàng bệnh bạch hầu được mô tả lần đầu tiên vào thế kỷ thứ nhất (A.Kapdokiski). Nhiều thông báo, nghiên cứu được thực hiện vào thế kỷ XVII và XVIII. Năm 1826 Bretonneau chứng minh bạch hầu là một bệnh. A Tronsseau qua nghiên cứu vụ dịch xảy ra năm 1846 tại Pari đã đặt tên bệnh là Diphtheria. Klebs phát hiện ra căn nguyên gây bệnh là trực khuẩn vào năm 1833, F.loeffler phân lập được chủng trực khuẩn bạch hầu tinh khiết năm 1884. Năm 1888 xác định được độc tố của trực khuẩn bạch hầu.

          Đường lây chủ yếu : Qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp (ho, hắt hơi, nói chuyện…) trực khuẩn bạch hầu có trong dịch tiết từ mũi họng của bệnh nhân. Lây gián tiếp : Qua đồ dùng, quần áo, thức ăn, nhất là sữa tươi nhiễm mầm bệnh .

Vi khuẩn thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh), nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim.

          Tương ứng với vị trí trực khuẩn bạch hầu xâm nhập có các thể

  1. Bạch hầu họng.
  2. Bạch hầu thanh quản.
  3. Bạch hầu mũi.
  4. Bạch hầu ở các nơi khác.

CHẨN ĐOÁN

Căn cứ lâm sàng

Triệu chứng nhiễm độc toàn thân nặng, sốt nhẹ.

Cận lâm sàng

Màng giả có đặc điểm như mô tả ở trên xét nghiệm.

Tìm vi khuẩn gây bệnh bằng nhuộm soi và nuôi cấy.

PHÒNG BỆNH

- Rửa tay đúng quy cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Nhà ở của người bệnh, dụng cụ trong phòng, đồ dùng, quần áo của người bệnh phải tẩy uế và sát khuẩn.

- Phòng bệnh bằng vắc-xin bạch hầu: trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, dùng vắc-xin đa giá: bạch hầu - ho gà - uốn ván cho trẻ. Bắt đầu tiêm từ 2-3 tháng tuổi, tiêm 2 lần, mỗi lần 1ml cách nhau 1 tháng. Một năm sau nhắc lại mỗi một năm 1 lần cho đến 5 tuổi.

- Dùng thuốc dự phòng sau khi tiếp xúc với người mắc bệnh.

Các bài đăng mới