YHỌC

21.09.2023 00:00

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH

YHỌC

Bệnh đau mắt đỏ do tác nhân virus, vi khuẩn, hoặc do dị ứng gây ra. Bệnh thường bị từng bên mắt, sau đó lây sang mắt còn lại. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh và lây trực tiếp qua tiếp xúc hoặc gián tiếp qua các vật dụng sinh hoạt. Từ tháng 08 năm 2023 đến nay, tình hình bệnh đau mắt đỏ đang có dấu hiệu gia tăng tại các tỉnh thành phố trên cả nước, nhất là sau thời điểm nhập học. Tại các bệnh viện: Bệnh viện Nhi Trung Ương, Bệnh Viện Mắt Trung Ương đã ghi nhận rất nhiều trường hợp đến khám và điều trị các trường hợp có biến chứng nặng về mắt do bệnh đau mắt đỏ. Phần lớn, các trường hợp bệnh tập trung tại các trường học, chủ yếu là trường trung học cơ sở, tiểu học, nhà trẻ, mẫu giáo, …

1. Đường lây bệnh:

Lây qua vật dụng sinh hoạt:

+ Dùng khăn hoặc chậu rửa mặt chung.

+ Dùng tay dụi mắt sau đó dùng chung đồ vật với người khác (hay gặp trong gia đình hoặc các nhà trẻmẫu giáo)

+ Lây qua môi trường bể bơi, không khí.

+ Lây qua vật trung gian là ruồi/ nhặng.

Lây qua đường nước bọt.

Lây qua đường hơi thở

Nếu không được theo dõi, điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng như giảm thị lực, viêm, loét giác mạc, giảm thị lực, thậm chí mù lòa,..

2. Để chủđộng phòng, chống bệnh đau mắt đỏ, chúng ta cần thực hiện:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sửdụng nước sạch

2. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng

3. Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…

4. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường

5. Sửdụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh

6. Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ

7. Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác

8. Người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng

Tác Giả: Lương Thủy