THÔNG TIN THUỐC

05.07.2022 00:00

TẠI BỆNH VIỆN

THÔNG TIN THUỐC

THÔNG TIN THUỐC THÁNG 7/2022:  ĐƠN VỊ THÔNG TIN THUỐC – BVĐK QUẢN BẠ  

 THÔNG TIN MỘT SỐ THUỐC MỚI TẠI BỆNH VIỆN

TT

TÊN THUỐC

LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG

CHỈ ĐỊNH

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

TÁC DỤNG PHỤ (ADR)

TƯƠNG TÁC

1

NAVACARZOL

(Carbimazol 5mg)

 

* Người trưởng thành:

- 20mg-60mg Carbimazole mỗi ngày, chia làm 2-3 lần trong ngày tùy thuộc vào mức độ rối loạn. Liều dùng được giảm dần từ từ cho đến liều nhỏ nhất có thể kiểm soát được bệnh. 

- Điều trị với liều cao trong khoảng 1-2 tháng đầu dưới sự kiểm soát chặt chẽ. Sau đó giảm dần xuống liều duy trì 3-4 tháng tiếp theo. Việc điều trị thường kéo dài trong 8-12 tháng.

- Liều lượng và thời gian điều trị được gia giảm phù hợp với từng trường hợp, phụ thuộc vào khám bệnh lâm sàng và kết quả khám nghiệm sinh học.

* Trẻ em:

- Trẻ từ 0-1 tuổi: 250 microgam/kg x 3 lần/ngày 

- Trẻ từ 1-4 tuổi: 2,5mg x 3 lần/ngày 

- Trẻ từ 5-12 tuổi: 5mg x 3 lần/ngày 

 - Trẻ từ 13-18 tuổi: 10mg x 3 lần/ngày

- Carbimazole liên quan đến suy tủy xương và phải dừng thuốc ngay lập tức nếu có bất kì dấu hiệu nào của sự giảm bạch cầu trung tính. Những dấu hiệu và triệu chứng của sự nhiễm trùng, đặc biệt là viêm họng.

Tuổi

Liều
(mcg/ngày)

Liều
(mcg/kg/ngày)

0 - 6 tháng

25 - 50

10 - 15

6 - 24 tháng

50 - 75

8 - 10

2 - 10 tuổi

75 - 125

4 - 6

10 - 16 tuổi

100 - 200

3 - 4

> 16 tuổi

100 - 200

2 - 3

 

-Điều trị một số rối loạn tuyến giáp đi kèm với cường giáp.

 - Mẫn cảm với các thành phần của   thuốc

 - Ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào TSH ( kích thích tổ tuyến giáp)

- Có tiền sử rối loạn huyết học nặng

- Suy gan

- Phụ nữ đang cho con bú

 

*Tỷ lệ chung tác dụng không mong muốn là 2 - 14%, nặng dưới 1%. Tai biến xảy ra phụ thuộc vào liều dùng, và thường xảy ra trong 6 - 8 tuần đầu tiên.

Thường gặp, ADR > 1/100

-Da: Dị ứng, ban da, ngứa (2 - 4%).

-Tiêu hoá: Buồn nôn, nôn. Rối loạn tiêu hóa

-Máu: Giảm bạch cầu thường nhẹ và vừa. Nhưng khoảng 10% bệnh nhân cường giáp không điều trị bạch cầu thường cũng giảm còn dưới 4000/mm3.

-Toàn thân: Nhức đầu, sốt vừa và thoáng qua. 

Ít gặp 1/1000< ADR <1/100 

-Máu: Suy tủy, mất bạch cầu hạt, biểu hiện là sốt nặng, ớn lạnh, nhiễm khuẩn họng, ho, đau miệng, giọng khàn. Thường xảy ra nhiều hơn nếu là người bệnh cao tuổi hoặc dùng liều cao. Giảm prothrombin huyết, gây thiếu máu tiêu huyết.

-Cơ xương khớp: Đau khớp, viêm khớp, đau cơ.

-Da: Rụng tóc, hội chứng kiểu luput ban đỏ.

Hiểm gặp, ADR <1/1000

-Gan: Vàng da ứ mật, viêm gan.

-Thận: Viêm cầu thận.

-Toàn thân: Nhức đầu, sốt nhẹ, mất vị giác, ù tai, giảm thính lực.

-Chuyển hóa: Dùng liều cao và kéo dài có thể gây giảm năng giáp, tăng thể tích bướu giáp.

 

 -Với aminophylin, oxtriphylin, theophylin, glycosid trợ tim, thuốc chẹn beta: khi cường giáp, sự chuyển hóa các thuốc này tăng lên. Dùng Carbimazole nếu tuyến giáp trở về bình thường cần giảm liều với thuốc này 

 -Với amiodaron, iodoglycerol, iod hoặc kali iodid: các thuốc iod làm giảm đáp ứng của cơ thể với Carbimazole, vì vậy phải tăng liều Carbimazole 

 -Với thuốc chống đông dẫn chất coumarin hoặc indandion: Carbimazole có thể làm giảm prothrombin huyết nên làm tăng tác dụng của thuốc chống đông uống. Do đó cần điều chỉnh liều thuốc chống đông dựa vào thời gian prothrombin 

 

2

Berlthyrox 100

(Natri Levothyroxine 100mcg x H2O)

 

 

Chỉ định           Liều (mcg/ngày)

-  Suy giáp: Người lớn: (tăng 25 - 50mcg cho mỗi 2 - 4 tuần điều trị)       Liều khởi đầu: 25 - 50

Liều tiếp theo: 100 - 200

- Ngăn ngừa sự phì đại trở lại của tuyến giáp sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp      75 - 200

- Điều trị bướu giáp lành tính trong các trường hợp chức năng tuyến giáp bình thường      75 - 200

- Điều trị kết hợp trong điều trị cường giáp với các thuốc kháng giáp       50 - 100

- Các trường hợp bướu giáp ác tính sau phẫu thuật tuyến giáp     150 - 300

- Xét nghiệm ức chế tuyến giáp khi xạ hình tuyến giáp   200mcg/ngày (14 ngày sau khi xạ hình tuyến giáp)

ở trẻ em:

 

 

- Dùng điều trị thay thế cho các trường hợp thiếu hormone giáp trạng (thiểu năng tuyến giáp).

 - Ngăn ngừa sự phì đại trở lại của tuyến giáp sau khi cắt bướu trong các trường hợp chức năng tuyến giáp bình thường.

- Điều trị bướu giáp lành tính trong các trường hợp chức năng tuyến giáp bình thường.

- Điều trị kết hợp trong các điều trị cường giáp với các thuốc kháng giáp sau khi đạt được tình trạng tuyến giáp bình thường.

- Liệu pháp điều trị và thay thế trong các trường hợp bướu giáp ác tính sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.

- Xét nghiệm ức chế tuyến giáp.

 

- Mẫn cảm với hoạt chất hoặc bất cứ tá dược nào của thuốc.

- Bệnh cường giáp không được điều trị do bất cứ nguyên nhân nào.

- Mới bị nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim cấp, suy thượng thận hoặc suy tuyến yên mà chưa được điều trị, trừ khi được bác sỹ cho phép dùng.

- Nếu bạn đang có thai đồng thời đang dùng các thuốc kháng giáp trạng.

 

- Rất phổ biến (≥ 1/10) khi xuất hiện > 1 người trong mỗi 10 người sử dụng thuốc.

-Phổ biến (≥ 1/100 và < 1/10) khi xuất hiện từ 1 - 10 người trong mỗi 100 người sử dụng thuốc.

-Không phổ biến (≥ 1/1000 và < 1/100) khi xuất hiện từ 1 - 10 người trong mỗi 1000 người sử dụng thuốc.

-Hiếm (≥ 1/10.000 và < 1/1.000) khi xuất hiện từ 1 - 10 người trong mỗi 10.000 người sử dụng thuốc.

-Rất hiếm (<1/10.000) khi xuất hiện < 1 người trong mỗi 10.000 người sử dụng thuốc.

-Nếu sử dụng đúng cách, sẽ không có tác dụng phụ không mong muốn trong suốt quá trình điều trị với Berlthyrox 100. Trong trường hợp cá biệt, khi liều dùng không được dung nạp tốt hoặc tăng liều quá nhanh trong giai đoạn mới điều trị thì các triệu chứng điển hình của cường giáp có thể xảy ra, như: Tim đập nhanh, đánh trống ngực, loạn nhịp tim, đau thắt ngực, run đầu chi, bồn chồn, mất ngủ, tăng tiết mồ hôi, cảm giác nóng, sốt, sụt cân, nôn, tiêu chảy, đau đầu, yếu cơ, chuột rút, rối loạn kinh nguyệt, tăng áp lực não.

 

tăng hiệu quả của Berlthyrox 100 dẫn tới tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn khi dùng chung với các thuốc sau:

- Salicylates (thuốc giảm đau, hạ sốt), dicoumarol (thuốc chống đông máu), furosemide liều cao (thuốc lợi tiểu) (250mg), clofibrate (thuốc hạ mỡ máu) và các thuốc khác có thể làm tăng nồng độ của Levothyroxine trong máu.

-Phenytoin tiêm tĩnh mạch nhanh có thể làm tăng nồng độ hormone tuyến giáp trong máu và tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Giảm hiệu quả của Berlthyrox 100 khi kết hợp với các thuốc sau:

-Colestyramine và colestipol (thuốc hạ mỡ máu) ức chế sự hấp thu của Levothyroxine, do đó không nên dùng các thuốc này trong vòng 4 - 5 giờ sau khi uống Berlthyrox 100.

-Hấp thu của Levothyroxine có thể bị giảm khi dùng cùng với các thuốc chứa nhôm, các kháng acid dạ dày, calcium carbonate hoặc các thuốc chứa sắt. Do đó, nên dùng Berlthyrox trước các thuốc này ít nhất 2 giờ.

-Propylthiouracil (thuốc điều trị cường giáp), glucocorticoid (hormone vỏ thượng thận), thuốc ức chế beta (thuốc hạ huyết áp) và các thuốc cản quang chứa iod ức chế sự chuyển đổi từ T4 thành T3.

-Sertraline (thuốc điều trị trầm cảm) và chloroquine/proguanil (thuốc điều trị bệnh sốt rét và thấp khớp) làm giảm hiệu quả của Levothyroxine.

-Barbiturate (thuốc ngủ) và một vài thuốc khác có thể làm tăng phân hủy Levothyroxine tại gan.

Nhu cầu Levothyroxine có thể tăng khi dùng các thuốc tránh thai chứa oestrogen hoặc các thuốc điều trị thay thế hormone dùng cho phụ nữ mãn kinh.

-Sevelamer (thuốc hạ nồng độ phosphat máu ở bệnh nhân thẩm phân máu) có thể làm giảm hấp thu và giảm hiệu quả của Levothyroxine. Do đó, nên dùng Berlthyrox 100 trước khi dùng

-Sevelamer 1 giờ hoặc sau khi dùng Sevelamer 3 giờ. Bác sĩ phải kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp thường xuyên (xem thêm mục Thận trọng).

Các tương tác khác:

-Amiodarone (thuốc điều trị rối loạn nhịp tim) có thể gây cường giáp hoặc suy giáp do nồng độ iod cao trong thuốc. Do đó, phải đặc biệt thận trọng khi dùng cho bệnh nhân bướu giáp nhân.

-Levothyroxine có thể làm tăng hiệu quả của một vài thuốc chống đông máu (dẫn chất coumarin) và giảm hiệu quả hạ đường huyết của các thuốc điều trị đái tháo đường. Do đó, nếu điều trị các thuốc này cùng với Levothyroxine phải kiểm tra các thông số đông máu và nồng độ glucose máu đều đặn, đặc biệt là khi bắt đầu điều trị và nên điều chỉnh liều của các thuốc chống đông máu và thuốc hạ đường huyết này.

Dùng Berlthyrox 100 với thức ăn và đồ uống:

Các sản phẩm từ đậu nành có thể làm giảm hấp thu Berlthyrox 100 tại ruột. Việc điều chỉnh liều Berlthyrox 100 có thể là cần thiết khi bắt đầu và sau khi ngưng áp dụng chế độ ăn kiêng chứa đậu nành.

3

Prega 100

(Pregabalin 100 mg)

 

Liều dùng từ 150 đến 600 mg/ngày, chia làm hai hoặc ba lần. 

* Đau do bệnh về dây thần kinh

- Có thể bắt đầu điều trị bằng pregabalin với liều 150 mg/ngày. Tùy vào sự đáp ứng và dung nạp của từng bệnh nhân, có thể tăng liều lên 300 mg/ngày sau khoảng từ 3 đến 7 ngày, và nếu cần, tăng đến mức liều tối đa là 600 mg/ngày sau 7 ngày tiếp theo. 

* Bệnh động kinh

- Có thể bắt đầu điều trị bằng pregabalin với liều 150 mg/ngày. Tùy vào sự đáp ứng và dung nạp của từng bệnh nhân, có thể tăng liều lên 300 mg/ngày sau 1 tuần. Có thể tăng lên liều tối đa là 600 mg/ngày sau 1 tuần nữa. 

*Trạng thái lo âu toàn thể

- Có thể bắt đầu điều trị bằng pregabalin với liều 150 mg/ngày. Tùy vào sự đáp ứng và dung nạp của từng bệnh nhân, có thể tăng liều lên 300 mg/ngày sau 1 tuần. Sau 1 tuần tiếp theo có thể tăng lên liều 450 mg/ngày. Liều tối đa là 600 mg/ngày có thể đạt được sau 1 tuần nữa.

 

- Điều trị bệnh đau dây thần kinh ngoại biên và đau dây thần kinh trung ương; Bệnh động kinh và trạng thái lo âu toàn thể. 

 

Quá mẫn cảm với pregabalin hay với bất kỳ tá dược nào có trong thuốc.

-Rối loạn hệ miễn dịch: Quá mẫn cảm, phù mạch, phản ứng dị ứng.

-Rối loạn về máu và về hệ bạch huyết: Giảm bạch cầu trung tính.

-Rối loạn về chuyển hóa và về dinh dưỡng: Tăng ngon miệng, chán ăn.

-Rối loạn về tâm thần: Tính khí sảng khoái (eupharic), lú lẫn, dễ bị kích thích, giảm ham muốn tình dục.

-Rối loạn về hệ thần kinh: Choáng váng, chóng mặt, ngủ gà, mất điều hòa vận động, phối hợp động tác bất bình thường, run, nói khó, giảm trí nhớ, khó tập trung tư tưởng, dị cảm.

-Rối loạn về mắt: Mờ mắt, hoa mắt, song thị.

-Rối loạn về tai và mê đạo: Chóng mặt 

-Rối loạn về tim: Nhịp tim nhanh, suy tim xung huyết.

-Rối loạn về mạch: Bốc hỏa.

-Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: Khó thở, khô mũi.

 

Pregabalin chủ yếu được đào thải nguyên vẹn, không bị chuyển hóa trong nước tiểu. Ở người, phần thuốc bị chuyển hóa là rất nhỏ không đáng kể (< 2% lượng thuốc dùng được tìm thấy trong nước tiểu dưới dạng hợp chất chuyển hóa), lại không ức chế sự chuyển hóa các thuốc khác in vitro, và không liên kết với các protein của huyết tương. Do đó, có thể dự kiến là nó không gây ra hoặc không chịu sự tương tác dược động học với các thuốc khác.

4

Cardio-BFS

(Propranolol hydroclorid      1 mg)

 

-Người lớn: Tiêm tĩnh mạch chậm 1ml(1mg) trong 1 phút đồng thời theo dõi điện tâm đồ và huyết áp. Liều không nên vượt quá 10mg ở người bệnh tỉnh táo hoặc 5mg ở người bệnh gây mê.

-Trẻ em: ở trẻ em, dùng thuốc đường tiêm phải thật cẩn thận và liều dùng sẽ được điều chỉnh dựa vào trọng lượng cơ thể

+ Nên tiêm thuốc sau khi tiêm một liều atropin ( 1-2 mg tiêm tĩnh mạch)

-Truyền tĩnh mạch: Cardio-BFS chỉ có thể pha trong dung dịch glucose 5% hoặc Natriclorid 0,9% ( mỗi 1 ml Cardio - BFS được pha trong 50ml dịch truyền). Dung dịch propranolol sau khi pha loãng phải được tránh ánh sáng, ở nhiệt độ 2-8 độ C và sử dụng ngay trong vòng 8 giờ kể từ pha loãng.

- Điều trị các triệu chứng nhịp tim nhanh cấp: nhịp nhanh xoang, nhịp tim nhanh và rung tâm nhĩ, nhịp tim nhanh bất thường bắt nguồn từ tâm thất, đồng thời theo dõi điện tâm đồ.

- Điều trị chứng loạn nhịp tim: trên thất ( nhịp tim nhanh, rung nhĩ và rung thất, nhịp tim nhanh bộ nối) hoặc tâm thất ( tâm thất ngoại tâm thu, nhịp tâm thất)

-Mẫn cảm với propranolol, các thuốc chẹn betahoặc với bất cứ thành phần nào của thuốc.

- Sốc tim; hội chứng Raynaud; nhịp xoang chậm và blốc nhĩ thất độ 2 - 3; hen phế quản.

- Suy tim sung huyết, trừ khi suy tim thứ phát do loạn nhịp nhanh có thể điều trị được bằng propranolol.

- Bệnh nhược cơ.

- Người bệnh co thắt phế quản do thuốc chẹn beta giao cảm ức chế sự giãn phế quản do catecholamin nội sinh.

- Đau thắt ngực thể prinzmetal, nhịp chậm, acid chuyển hóa, bệnh mạch máu ngoại vi nặng.

- Không chỉ định propranolol trong trường hợp cấp cứu do tăng huyết áp.

- Ngộ độc cocain và các trường hợp co mạch do cocain.

- Phối hợp với các thioridazin do propranolol làm tăng nồng độ trong máu của thioridazin, làm kéo dài khoảng QT.

-Bệnh nhân có khuyh hướng tụt đường huyết.

Hầu hết tác dụng nhẹ và thoáng qua, rất hiếm khi phải ngừng thuốc.

Ít gặp, 1/1 000 < ADR < 1/100

Tim mạch: Nhịp chậm đặc biệt là ở người bệnh đang dùng các thuốc digitalis, propranolol gây nhịp chậm nghiêm trọng ở người bệnh bị hội chứng Wolff – Parkinson – White. Suy tim sung huyết, blốc nhĩ thất; hạ huyết áp; ban xuất huyết giảm tiểu cầu; giảm tưới máu động mạch thường là dạng Raynaud. ở người bệnh điều trị đau thắt ngực bằng propranolol, nếu dừng thuốc đột ngột có thể tăng tần suất, thời gian và mức độ nặng của cơn đau thắt, thường xảy ra trong vòng 24 giờ. Các cơn này không ổn định và không đáp ứng với nitroglycerin. Nhồi máu cơ tim và một vài trường hợp tử vong đã xảy ra khi ngừng đột ngột propranolol trong điều trị đau thắt ngực. ở người bệnh cao huyết áp sau khi ngừng đột ngột propranolol, người bệnh có các triệu chứng như ngộ độc giáp, căng thẳng, lo lắng, ra mồ hôi quá mức, nhịp nhanh. Các triệu chứng này xảy ra trong vòng 1 tuần sau khi ngừng thuốc đột ngột và hết sau khi sử dụng lại propranolol. Có thể xảy ra hạ huyết áp nghiêm trọng trong quá trình phẫu thuật với người bệnh đang dùng propranolol, và khó bắt đầu và duy trì lại nhịp tim, tác dụng phụ này có thể điều trị bằng cách tiêm tĩnh mạch thuốc chủ vận beta adrenergic. ở người bệnh tâm thần phân liệt có thể bị hạ huyết áp khi tăng nhanh liều propranolol, điều trị tác dụng phụ này bằng cách tiêm tĩnh mạch phentolamin sau đó uống phenoxybenzamin.

Thần kinh: Một số ADR về thần kinh thường hồi phục sau khi ngừng thuốc. Khi điều trị kéo dài với liều cao có thể gặp: Đau đầu nhẹ, chóng mặt, mất điều hòa, dễ bị kích thích, giảm thính giác, rối loạn thị giác, ảo giác, lú lẫn, mất ngủ, mệt nhọc, yếu ởt, trầm cảm dẫn tới giảm trương lực. Liều trên 160 mg khi chia thành các liều trên 80 mg/lần làm tăng nguy cơ mệt mỏi, ngủ lịm. Một số dấu hiệu khác như: Mất phương hướng về thời gian và không gian, giảm trí nhớ ngắn hạn, dễ xúc động, dị cảm ở bàn tay, bệnh thần kinh ngoại biên.

Da và phản ứng quá mẫn: Mẩn ngứa, ban đỏ, khô da, vảy, tổn thương vảy nến ở thân, chi và da đầu, rụng lông tóc. Dày sừng ở da đầu, lòng bàn tay, gan bàn chân. Thay đổi móng như dày móng, ấn lõm, và mất màu móng.

Hô hấp: Co thắt phế quản, viêm họng, sốt kèm theo đau rát họng, co thắt thanh quản, viêm thanh quản, suy hô hấp cấp.

Máu: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu hạt, ban xuất huyết giảm tiểu cầu, hoặc không giảm tiểu cầu.

Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, co cứng thành bụng, đau thượng vị, ỉa chảy, táo bón, đầy hơi. Huyết khối tĩnh mạch mạc treo ruột, viêm kết tràng thiếu máu cục bộ.

Nội tiết: Hạ đường huyết gây mất ý thức có thể xảy ra ở người bệnh không mắc đái tháo đường đang sử dụng propranolol. Người bệnh đang dùng propranolol có nhiều nguy cơ hạ đường huyết là những người bệnh lọc máu, nhịn đói lâu, tập thể dục quá mức. Thuốc chẹn beta giao cảm có thể che lấp các triệu chứng và dấu hiệu hạ đường huyết (như nhịp nhanh, đánh trống ngực, run rẩy) và dấu hiệu gây hạ đường huyết do insulin.

Tự miễn: Rất hiếm xảy ra nhưng cũng đã ghi nhận được lupus ban đỏ hệ thống.

ADR khác: Rụng tóc, khô mắt, liệt dương. Propranolol có thể gây tăng urê huyết ở người bệnh mắc bệnh tim mạch nặng, tăng creatinin huyết, tăng aminotransferase, alkaline phosphat.

 

Thuốc kháng acid: Nhôm hydroxyd, magnesi hydroxyd: Làm giảm hấp thu propranolol ở đường tiêu hóa.

Ethanol: Làm chậm hấp thu propranolol.

Người hút thuốc: Ức chế enzym chuyển hóa và tăng thải trừ làm nồng độ propranolol huyết thanh giảm.

Các phenothiazin và các thuốc điều trị rối loạn tâm thần: Tăng tác dụng và độc tính của cả các thuốc điều trị rối loạn tâm thần và propranolol.

Theophylin: Propranolol làm giảm sự thanh thải của theophylin.

Phenytoin, phenobarbital, rifampicin: Cảm ứng enzyme gan làm tăng sự thanh thải propranolol.

Antipyrin và lidocain: Làm giảm sự thanh thải propranolol.

Thuốc tác dụng trên thần kinh giao cảm: Bị giảm tác dụng do đối kháng.

Các thuốc kháng muscarin và kháng cholinergic (atropin): Làm mất tác dụng làm chậm nhịp tim của propranolol.

Thuốc làm giảm tác dụng của catecholamin (reserpin): Làm giảm huyết áp, chậm nhịp nặng, chóng mặt, ngất, hạ huyết áp thế đứng, tăng nguy cơ gây trầm cảm.

Thuốc chủ vận chọn lọc trên serotonin (zolmitriptan, rizatriptan): Tăng nồng độ của các thuốc dùng cùng propranolol.

Thuốc lợi tiểu: Tăng tác dụng hạ huyết áp của propranolol: Có lợi trong điều trị, phải chỉnh liều khi cần phối hợp.

Clonidin: Tác dụng hạ huyết áp của clonidin có thể bị đối kháng bởi các thuốc chẹn beta giao cảm của propranolol.

Các thuốc ức chế men chuyển (captopril, enalapril): Tăng tác dụng hạ huyết áp, đặc biệt ở các người bệnh nhồi máu cơ tim cấp. Tăng phản ứng phù mạch khi phối hợp propranolol với thuốc ức chế men chuyển.

Thuốc ức chế alpha giao cảm (terazosin, doxazosin, prazosin): Kéo dài thời gian hạ huyết áp, tăng nguy cơ tụt huyết áp tư thế.

Các thuốc chống loạn nhịp (lidocain, phenytoin, procainamid, quinidin): Tăng cường tác dụng hoặc đối kháng tác dụng, tăng độc tính trên tim.

Các thuốc chẹn kênh calci (verapamil): Hiệp đồng ức chế co cơ tim hoặc giảm dẫn truyền nhĩ thất (đặc biệt đường tiêm truyền tĩnh mạch).

Thuốc điều trị tăng lipid máu (cholestyramin, colestipol): Làm giảm nồng độ propranolol huyết thanh.

Wafarin: Tăng sinh khả dụng của wafarin và tăng thời gian prothrombin.

Thuốc ức chế thần kinh cơ (tubocurarin clorid): Làm giảm tác dụng của thuốc ức chế thần kinh cơ.

Thuốc điều trị đái tháo đường: Tăng nguy cơ xuất hiện cơn hạ đường huyết.

Các alkaloid nấm cựa gà: Tăng nguy cơ co mạch ngoại vi, đau và xanh tím khi phối hợp propranolol với liều cao ergotamin.

Thuốc chống viêm không steroid: Làm giảm tác dụng hạ huyết áp.

Thyroxin (T4): Gây giảm nồng độ T3.

 

5

Carmotop 50mg                    ( Metoprolol)

 

- Tăng HA: khởi đầu bằng liều 100 mg mỗi ngày, ngày 1 lần hay chia nhiều lần, có thể tăng liều  lên 200 mg/ngày, thuốc dùng đơn độc hoặc phối hợp với thuốc lợi tiểu hoặc giãn mạch.

- Ðau thắt ngực: 50 mg/ngày uống 1 lần hoặc chia nhiều lần.

- Nhồi máu cơ tim cấp: 200 mg/ngày, chia 2 lần.

- Loạn nhịp tim: 50 - 200 mg/ngày chia 2 đến 3 lần,với bệnh nhân kích thích tim 50- 100mg mỗi ngày.

- Dự phòng đau nửa đầu 100 - 200 mg/ngày, chia 2 lần.

 

-Tăng huyết áp

- Đau thắt ngực 

- Nhồi máu cơ tim cấp huyết động ổn định

- Điều trị dài ngày sau nhồi máu cơ tim cấp huyết động ổn định  Loạn nhịp tim

- Dự phòng đau nửa đầu

 

-Quá mẫn với thành phần thuốc. -Blốc nhĩ thất độ II, III.

 -Suy tim chưa được kiểm soát

- Khó thở hoặc hen phế quản kể cả COPD ( bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ho, thở khò khè hoặc hổn hển, có đờm hoặc tăng nhiễm khuẩn vùng ngực)

- U tủy thượng thận chưa được điều trị

- Hội chứng Raynaud và bệnh động mạch ngoại vi nặng

- Hạ huyết áp( HA tâm thu < 90 mm Hg.

- Bloc nút xoang nhĩ, rồi loạn nút xoang, nhịp châm xoang( nhịp tim 45-50 nhịp/ phút)

- Nhiễm acid chuyển hóa

- sử dụng đồng thời với các thuốc chẹn kênh calci dùng theo đường tĩnh mạch như verapamil hoặc diltiazem hay thuốc chống loạn nhịp như disopyramid. Sử dụng đồng thời với các thuốc ức chế MAO 9 Trừ các thuốc ức chế MAO-B)

 

 

 

 

-Rối loạn máu và hệ bạch huyết

Rất hiếm gặp: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu.

-Rối loạn nội tiết:

Hiếm gặp: làm xấu thêm tình trạng đái tháo đường tiến triển chậm

-Rối loạn chuyển hóa và dĩnh dưỡng:

Ít gặp: Tăng cân

-Rối loạn tâm thần:

ít gặp: Trầm cảm, giảm tỉnh táo, mất ngủ hoặc ngủ gà, ác mộng.

Hiếm gặp: Bồn chồn, lo âu

Rất hiếm gặp: Ảo giác, rối loạn khí sắc

-Rối loạn mắt:

Hiếm gặp: Rối loạn thị lực, khô mắt hoặc kích ức mắt

-Rối loạn hệ thần kinh:

Hay gặp: chóng mặt, đau đầu

Ít gặp: Dị cảm

-Rối loạn tai và mê lộ:

Rất hiếm gặp: Ù tai, rối loạn thính giác

Liều cao: giảm nhạy cảm với âm thanh

-Rối loạn tim:

Hay gặp: Chậm nhịp tim, rối loạn thăng bằng, đánh trống ngực

Ít gặp: Làn nặng thêm tạm thời các triệu chứng suy tim, bloc nhĩ thất độ I, đau ngực

Hiếm gặp: Các triệu chứng năng tim, rối loạn tim, rối loạn dẫn truyền tim

-Rối loạn mạch:

Hay gặp: Hạ huyết áp tư thế đứng ( đôi khi kèm theo ngất)

Ít gặp: Phù, hội chứng Raynaud

Rất hiếm gặp: Hoại thư ở bệnh nhân mắc các rối loạn tuần hoàn ngoại vi nặng từ trước

-Rối loạn hô hấp, vùng ngực và trung thất:

Hay gặp: Khó thở lúc gắng sức

Ít gặp: Co thắt phế quản

Hiếm gặp: Viêm mũi

-Rối loạn tiêu hóa:

Hay gặp: Buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy và táo bón

Ít gặp: Nôn

Hiếm gặp: Khô miệng

Rất hiếm gặp: Rối loạn vị giác

-Rối loạn gan mật:

Hiếm gặp: Rối loạn chức năng gan, tăng men gan

Rất hiếm gặp: Viêm gan

-Rối loạn da:

Ít gặp: Phát ban

Hiếm gặp: Rụng  tóc

Rất hiếm gặp: Nhạy cảm với ánh sáng, làm nặng thêm bệnh vẩy nến

-Rối loạn cơ xương và mô liên kết:

Ít gặp: chuột rút

Rất hiếm gặp: Viêm khớp, đau khớp

-Rối loạn niệu dục:

Hiếm gặp: Rối loạn tình dục và ham muốn, bệnh peyronie

-Rối loạn toàn thân và phản ứng tại vị trí sử dụng

Hay gặp: Phù

 

*Tương tác dược lực học:

- BN đã được điều trị bằng cách thuốc ức chế hạch giao cảm cùng với thuốc cẹn beta, thuốc ức chế MAO

- Cần theo dõi tác dụng ức chế dẫn truyền hoặc co bóp cơ tim khi dùng cùng các thuốc chẹn kênh calci như verapamil, diltiazem, các thuốc loạn nhịp

- Huyết áp có thể tăng khi dùng đồng thời với Nor-adrenalin. Adrenalin hoặc các thuốc giống giao cảm khác.

- Nhịp tim và dẫn truyền tim có thể giảm mạnh khi sử dụng đồng thời cùng với reserpin, alpha-methyldopa, clonidin guanfacin và các glycosid tim. BN đang sử dụng đồng thời các thuốc này cùng với các thuốc chẹn beta khác (Như timolol dạng nhr mắt) cần được giám sát chặt chẽ.

- Thuốc uống trị đái tháo đường, insulin.

* Tương tác dược động học:

- Ripampicin có thể gây chuyển hóa, giảm nồng độ metoprolol trong huyết tương trong khi cimetidin, rượu và hydralazin có thể tăng nồng độ metoprolol trong huyết tương.

- Các chất ức chế isoenzym (CYP) 2D6 như thuốc ức chế tái hấp thu chon lọc serotonin: paroxetin, fluxetin hay sertralin, diphenhydramin, hydrroxycloroquin, celecoxib, Terbinafin, các thuốc an thần ( như: clopromazin, triflupromazin, clorprothixen) và propafenon có thể tăng nồng đọ metoprolol trong huyết tương.

 

PHÊ DUYỆT CỦA HĐT VÀ ĐT

                                                                  CHỦ TỊCH

                                                                     Đã ký

 

                                                                VIÊN ĐỨC HẢI