THÔNG TIN THUỐC

06.11.2022 00:00

QUẢN BẠ

THÔNG TIN THUỐC

TT

TÊN THUỐC

LIỀU DÙNG- CÁCH DÙNG

CHỈ ĐỊNH

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

TÁC DỤNG PHỤ (ADR)

TƯƠNG TÁC

1

TENAMYD-CEFOTAXIME 1000

 

 

- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1-2g mỗi ngày chia làm 2 lần

- Trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tuổi: Tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn, dùng liều từ 50 – 100 mg/kg thể trọng, 1 ngày chia đều từng liều tiêm cách nhau 6-12 giờ. Liều dùng cho trẻ mới sinh không được quá 50mg/kg/ngày.

Giảm liều dùng đi một nửa với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin < 20ml/phút

Trong trường hợp bệnh lậu không kèm biến chứng:

- Tiêm bắp với liều duy nhất từ 0,5 đến 1g

* Nhiễm khuẩn nguy kịch:

- Người lớn: Ngày từ 3 – 6 g chia làm 3 lần, có thể dùng tối đa 8g trong vòng 24 giờ chia làm 3-4 lần nếu dung nạp được, nhưng không quá liều tối đa 12g trong vòng 24 giờ chia làm 3-4 lần.

- Trẻ em dưới 12 tuổi: Ngày từ 150-200 mg/kg thể trọng, chia làm 3-4 lần nếu dung nạp được, nhưng với trẻ mới sinh, nhất là trẻ sơ sinh thiếu tháng, không dùng quá 50 mg/kg/24 giờ chia làm 3-4 lần.

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp và tai - mũi - họng

- Các nhiễm khuẩn oqr thận và đường tiết niệu - sinh dục ( gồm cả bệnh lậu)

- Các nhiễm khuẩn ở xương khớp, da và mô mềm, các NK ở ổ bụng.

- NK huyết, viêm màng não và viêm màng trong tim nhiễm khuẩn.

- Phòng ngừa nhiễm khuẩn trước khi ophaaux thuật nhất là có nguy cơ NK cao

 - Mẫn cảm với cephalosporin

 - - phụ nữ mang thai nhất là 3 tháng đầu, trừ khi có chỉ định caasps thiết.

- Thời kỳ cho con bú: được bài tiết trong sữa mẹ với noonhf đọ thấp. Nên thận trọng cho phụ nữ cho con bú

- Thường gặp: ADR >1/100:

+ Tiêu hóa: ỉa chảy

+ Tại chỗi: Viêm tắc tĩnh mạch tại chỗ tiêm, dâu và có phản ứng vêm ở chỗ tiêm bắp

- Ít gặp: 1/100 >ADR> 1/1000

+ Máu giảm bạch cầu ưa eosin hoặc giảm bạch cầu nói chung làm cho test Coombs dương tính

+ Tiêu hóa: thay đổi vi khuẩn chí ở ruột, có thể bị bội nhiễm do vi khuẩn kháng thuốc  như Pseudomonas aeruginosa...

- Hiếm gặp: ADR <1/1000

+ Toàn thân: Sốc phản vệ, các phản ứng quá mẫn cảm.

+ Máu: Giảm tiểu cầu, giảm bạch caaufhatj, thiếu máu tan máu.

+ Tiêu hóa: Viêm đại tràng có màng giả do Clostridium difficile.

Gan: tăng Bilirubin và các enzym cảu gan trong huyết tương.

  • Cephalosporin và colistin: Dùng phối hợp với kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin với colistin có thể tăng nguy cơ tổn thương thận
  • Cefotaxim và các ureidi –penicillin dùng đồng thười làm giảm độ thanh thải cefotaxim. Phải giảm liều trong trường hpjw này
  • Dùng đồng thời với Azlocillin người bệnh bị suy thận có thể bị bệnh về não và bị cơn động kinh cục bộ.
  • Làm tăng tác dụng với thận của cyclosporine

2

 

Cefotiam 0,5g

 

 

 

Liều dùng: Liều lượng được tính theo dạng base khan.

-Người lớn: Tiêm tĩnh mạch 0,5 g – 2 g/ngày, chia làm 2 – 4 liều.

-Liều điều trị nhiễm khuẩn huyết ở người lớn có thể lên đến 4 g/ngày.

-Trẻ em: Tiêm tĩnh mạch 40 – 80 mg/kg thể trọng/ngày, chia làm 3 – 4 lần.

-Liều điều trị nhiễm trùng nặng hoặc kéo dài (như nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não mù) ở trẻ em có thể tăng đến 160 mg/kg/ngày.

Bệnh nhân suy thận: Những bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinine >16,6 ml/ phút không cần hiệu chỉnh liều.

Những bệnh nhân suy thận có độ thanh thải creatinine <16,6 ml/ phút, cần phải giảm liều xuống còn 75% so với liều dùng cho bệnh nhân có chức năng thận bình thường với khoảng cách liều là cách mỗi 6 hoặc 8 giờ.

-Cách dùng:

-Tiêm tĩnh mạch: dùng ngay sau khi hòa tan thuốc tiêm trong nước cất pha tiêm, dung dịch natri clorid 0,9% và dung dịch glucose 5%.

- Tiêm truyền TM: Pha thuốc với dung dịch tiêm truyền như Nacl 0,9%, dung dịch glucose 5%, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch trong thời gian từ 30 phút đến 120phút đối với người lớn và trẻ em nen truyền từ 30 đến 60 phút. Khi hòa tan không cần dùng nước cất pha tiêm.

 

 

- Nhiễm khuẩn huyết.

-Nhiễm khuẩn vết bỏng, áp xe dưới da, nhọt, nhọt độc dưới da do nhiễm khuẩn và sinh mà định nhọt.

-Viêm khớp nhiễm khuẩn.

-Viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi.

-Viêm túi mật.

-Viêm bể thận, viêm bàng quang, đường niệu, viêm tuyến tiền liệt.

-Viêm mảng não mủ.

-Nhiễm khuẩn bên trong tử cung, nhiễm khuẩn màng bụng.

-Viêm tai giữa, viêm xoang.

 

- Người bệnh có tiền sử sốc với cefotiam.
- Người bệnh có tiền sử dị ứng với kháng sinh nhóm Beta lactam.

- Thận trọng dùng cho phụ nữ có thai

- Phụ nữ cho con bú: Cefotiam có bài tiết vào sữa với lượng rất ít so với liều điều trị. Có thể sử dụng cho bà mẹ đang cho con bú, tuy nhiên đứ trẻ nếu xuất hiện phát ban, tiêu chảy, nhiễm nấm Candida thì cần ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú.

 

- Những người lái xe và vận hành máy móc: Ảnh hưởng đến người lái xe và vận hành máy móc do Cefotiam khi sử dụng gây đau đầu, hoa mắt.

- Ít gặp: 

+ Tiêu hóa: Buồn nôn.

+ Gan: Tăng ALT, ALP, AST.

+ Phản ứng dị ứng: Mày đay, ban đỏ, ngứa, sốt, phát ban.

+ Máu: Giảm bạch cầu hạt, thiếu máu, tăng bạch cầu ưa Eosin, giảm tiểu cầu.

- Hiếm gặp: 

+ Gan: Rối loạn chức năng gan, vàng da, viêm gan, tăng LDH, tăng Gama-GTP.

+ Sốc, sốc phản vệ với các triệu chứng như chóng mặt, đổ mồ hôi, thở khò khè, khó chịu, cảm giác, bất thường, khó thở, phù mạch, nổi mề đay, toàn thân đỏ bừng. Khi gặp các biểu hiện trên cần dừng điều trị và sử dụng các biện pháp điều trị hợp lý.

+ Bội nhiễm: Nhiễm nấm Candida, viêm miệng.

+ Tiều hóa: Phân có máu, viêm đại tràng giả mạc. Cần ngừng thuốc và điều trị nếu xuất hiện đau bụng và tiêu chảy thường xuyên. Hiếm gặp nôn, chán ăn, đau bụng.

+ Thiếu Vitamin K gây máu khó đông, tăng khả năng chảy máu. Thiếu Vitamin B với các biểu hiện như viêm miệng, chán ăn, viêm lưỡi,...

+ Thận: Suy thận, đặc biệt là suy thận cấp thường xuyên xảy ra.

+ Máu: Thiếu máu, tan máu, mất bạch cầu hạt.

+ Hô hấp: Bất thường khi chụp X-quang ngực, xuất hiện các tế bào ưa Eosin. Hiếm gặp hội chứng PIE kèm theo khó thở, ho, sốt.

+ Phản ứng dị ứng: Hiếm gặp hoại tử bì nhiễm độc, hội chứng Steven - Johnson. 

- Ngoài ra có thể gặp: Mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, tê liệt, co giật đặt biệt ở bệnh nhân suy chức năng thận.

 

Thỉnh thoảng có độc tính trên thận khi sử dụng cùng với kháng sinh họ Cephalosporin hoặc với thuốc lợi tiểu như Furosemide.

3

Sulrapix 1,5g

(Cefoperazone 1g/ sulbactam 0,5g)

 

Người lớn: phần lớn các loại nhiễm khuẩn đáp ứng với liều 1,5 - 3 g/ngày, chia liều 12 giờ mỗi lần. Trường hợp nhiễm trùng nặng hoặc dai dẳng, liều có thể tăng lên1,5g đến 12g, chia liều 12 giờ mỗi lần .

- Bệnh nhân suy thận:

+ Độ thanh thải creatinin < 30m/phút cần giảm liều.

+ Độ thanh thải creatinin từ 15-30m/phút dùng Sulbactam tối đa 1g/12 giờ (tối đa 2g/ngày).

+ Độ thanh thải creatinin < 15ml/phút dùng Sulbactam tối đa 500mg/12 giờ (tối đa 1g/ngày).

Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dùng thêm Cefoperazon.

- Trẻ em: 30-60mg (Cefoperazon+Sulbactam)/kg/ngày, chia đều mỗi 6-12 giờ.

Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng hay ít đáp ứng, có thể tăng lên đến 240mg/kg/ngày, chia ra 2-4 lần đều nhau.

- Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi: Liều tối đa Sulbactam là 80mg/kg/ngày. Với những liều yêu cầu Cefoperazon trên 80mg/kg/ngày, nên bổ sung thêm Cefoperazon.

Cách dùng:

Tiêm tĩnh mạch: khi truyền tĩnh mạch ngắt quãng phải được pha với lượng thích hợp dung dịch dextrose 5%, dung dịch NaCl pha tiêm 0,9% hoặc nước cất pha tiêm, sau pha loãng thành 20ml với cùng dung dịch pha thuốc để truyền trong 15-60 phút

Tiêm tĩnh mạch: mỗi lọ thuốc cũng được pha như trên và tiêm ít nhất trong 3 phút.

Ringer lactate là dung dịch thích hợp cho truyền TM nhưng không dùng pha thuốc lúc đầu.

Cách pha thuốc:

Tổng liều (g)

Tương đương liều (g) Cefoperazone + Sulbactam

Thể tích dung môi (ml)

Nồng độ tối đa (mg/ml)

1,5

1,0 +0,5

3,2

250 + 125

Thuốc tương hợp với nước cất pha tiêm, dextrone 5%, Nacl 0,9% với nồng độ 10mg cefoperazone và 5 mg sulbactam mỗi ml cho tớ 250mg cefoperazone và 125mg sulbactam mỗi ml

- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và dưới

- Viêm phúc mạc, viêm túi mật, viêm đường mật và các nhiễm khuẩn trong ổ bụng khác.

- Nhiễm khuẩn đường niệu trên và dưới.

- Nhiễm khuẩn da và mô mềm.

Viêm màng não.

- Nhiễm khuẩn xương khớp.

- Viêm vùng chậu, viêm nội mạc tử cung, bệnh lậu và các trường hợp nhiễm khuẩn sinh dục khác.

 

không được dùng cho các trường hợp mẫn cảm với Cefoperazon, Sulbactam,  hay nhóm Beta -lactam khác.

Thời kỳ mang thai:

Nghiên cứu sinh sản trên chuột dùng liều cao hơn ở người 10 lần cho thấy không có ảnh hưởng trên khả năng sinh sản và không gây quái thai. Sulbactam và cefoperazon có qua nhau thai. Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ có thai. Vì nghiên cứu trên súc vật không thể giúp đoán trước tất cả các phản ứng trên người, nên tránh dùng thuốc trong thai kỳ trừ khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú:

 Phải lưu ý khi sử dụng sulbactam/cefoperazon ở người đang cho con bú dù cả hai chất sulbactam và cefoperazon rất ít qua sữa mẹ.

+ Rất Thường gặp ( >1/10)

-Rói loạn hệ thống máu và hệ bạch huyết, giảm bạch cầu trung tinh,giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm hemoglobin và hematocrit.

- Rối loạn gan mật: Tăng tạm thời các xét nghiệm chức năng gan SGOT,SGPT và phosphatase kiềm.

+ Thường gặp: gặp ( >1/100 dến <1/10)

-Rối loạn hệ thống máu và hệ bạch huyết: Rối loạn đông máu, tăng bạch cầu ái toan

-Hệ tiêu hóa: Tiêu chảy , buồn nôn, nôn

-Rối loạn hệ gan mật; Tăng bilirubin huyết

+ Ít gặp ( >1/1000) đến <1/100)

-Hệ thần kinh trung ương: đau đầu

-Da và mô dưới da: Mẩn ngứa , nổi mày đay

- Các tác dụn không mong muốn khác: Viêm tĩnh mạch tại vị trí tiêm truyền, đau tại chỗ tiêm, sốt, ớn lạnh.

+ Không rõ

-Rối loạn hệ thống máu và hệ bạch huyeetys: Giảm prothrombin máu

- Rối loạn hệ thống miễn dịch: Sốc phản vệ, phản ứng phản vệ, mẫn cảm.

- Hệ mạch máu: Xuất huyết, viêm mạch máu, hạ huyết áp.

- Hệ tiêu hóa: Viêm đại tràng màng giả.

- Rối loạn hệ gan mật: Vàng da

- Da và mô dưới da: Hội trứng Ten, viêm da tróc vảy, phát ban

- Thận và đường tiết liệu: Tiểu ra máu

 

Rượu: Khi bệnh nhân dùng rượu trong thời gian sử dụng cefoperazon và ngay cả trong vòng 5 ngày sau khi ngưng thuốc, có một số người bị phản ứng đỏ mặt, đổ mồ hôi, nhức đầu và nhịp tim nhanh. Khi dùng những cephalosporin khác, đôi khi cũng bị phản ứng tương tự nếu bệnh nhân có uống bia rượu trong thời gian dùng thuốc nên cần cho bệnh nhân biết không nên dùng bia rượu trong thời gian điều trị với SBT/CPZ. Đối với những bệnh nhân phải nuôi ăn bằng ống hoặc đường tĩnh mạch, tránh dùng dung dịch có ethanol.Tương tác giữa thuốc và xét nghiệm cận lâm sàng: Xét nghiệm đường niệu có thể bị dương tính giả khi dùng dung dịch Benedict hoặc Fehling.

* Tương kỵ :

Aminoglycosides: Dung dịch SBT/CPZ và aminoglycosides không nên pha với nhau vì không tương hợp vật lý. Nếu cần phải điều trị phối hợp SBT/CPZ và aminoglycosides, có thể dùng cách truyền ngắt quãng xen kẽ nhau miễn là dùng đường truyền riêng biệt và đường truyền lần trước phải được súc kỹ với dung dịch pha thích hợp trước khi truyền lần tiếp. Các liều SBT/CPZ nên được cho trong ngày càng cách xa liều aminoglycosides càng tốt.

Dung dịch Lactated Ringer: Nên tránh pha khởi đầu với dung dịch Lactated Ringer vì không tương hợp. Tuy nhiên phương pháp pha loãng 2 bước dùng nước pha tiêm pha loãng trước sẽ tạo ra một dung dịch tương hợp khi pha thêm với dung dịch Lactated Ringer.

Lidocaine: Nên tránh pha khởi đầu với dung dịch Lidocaine HCl 2% vì không tương hợp. Tuy nhiên phương pháp pha loãng 2 bước dùng nước pha tiêm pha loãng trước sẽ tạo ra một dung dịch tương hợp khi pha thêm với dung dịch Lidocaine HCl 2%.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHÊ DUYỆT CỦA HĐT VÀ ĐT

                                                   CHỦ TỊCH

 

 

 

 

 

 

       VIÊN ĐỨC HẢI